So sánh bằng B2 và C khác nhau như thế nào?

Bằng B2 và C khác nhau như thế nào? Để có thể đăng kí thi và thời hạn sử dụng hai loại bằng này quy định độ tuổi như thế nào?  Để cập nhật những thông tin, quy định về hai bằng lái thông dụng một cách chính xác giúp người lái có sự lựa chọn phù hợp cho kỳ thi sát hạch. Mặc dù đều là những hạng bằng thông dụng, bằng B2 và bằng C khác nhau như thế nào vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu những thông tin về loại bằng này như thế nào nhé. 

so sánh bằng b2 và c

1. So sánh bằng B2 và bằng C về những loại xe được áp dụng 

Bằng B2 thường được hiểu đơn giản là bằng lái xe ô tô và là loại bằng lái ô tô dạng phổ biến nhất, được nhiều tài xế lựa chọn để thi sát hạch. Đối tượng sở hữu bằng B2 có thể lái được các dòng xe phổ thông như: xe du lịch từ 5 – 9 chỗ, xe gia đình,… phù hợp với các loại nhu cầu đi lại đơn thuần. 

so sánh bằng b2 và c

Cụ thể, quy định người sở hữu bằng B2 có thể điều khiển các loại xe tại khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

 Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3.5 tấn;

Các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng B2 được phép lưu thông tại khoản 5 Điều 16 của Thông tư này, gồm có: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái; các dòng ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn;  máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và ô tô dành cho người khuyết tật.

Khác với bằng B2, bằng lái xe hạng C được cấp cho người có nhu cầu điều khiển phương tiện 4 bánh, phương tiện có kèm theo máy kéo nhằm mục đích vận chuyển vật tư, hàng hóa với mức tải trọng lớn hơn 3.5 tấn. 

Cụ thể, người có giấy phép lái xe hạng C được phép điều khiển các loại xe theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn trở lên;

Máy kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn trở lên;

Giấy phép lái xe hạng B1, B2 được quy định các loại xe được phép sử dụng tại khoản 5,6 và 7 của Thông tư này.

Như vậy, so sánh bằng B2 và C có điểm khác biệt đầu tiên là nằm ở tải trọng của xe. Trong khi bằng lái xe B2 chỉ được lái xe có trọng tải dưới 3.5 tấn, bằng C ngoài điều khiển được các dòng xe hạng B1, B2, còn có quyền điều khiển xe có tải trọng từ 3.5 tấn trở lên.

>>Làm ngay bài thi lý thuyết B2 online với 18 bộ đề 600 câu hỏi

2. So sánh bằng B2 và bằng C về đối tượng đủ điều kiện thi, cấp bằng

Điều 60, Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định người đủ điều kiện học lái xe hạng B2 như sau:

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
  • Đủ 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), đáp ứng đủ sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.

Trong khi đó, điều kiện học bằng lái xe hạng C được quy định cụ thể:

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 Điều 60, người học thi bằng lái xe hạng C phải đủ từ 21 tuổi trở lên tính đến ngày dự sát hạch lái.

Khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT không có yêu cầu bắt buộc về trình độ học vấn đối với học viên học và thi giấy phép lái xe hạng C.

Bằng B2 phù hợp với mọi người có nhu cầu lái xe ở mức cơ bản, do thời gian học nhanh, thời hạn sử dụng dài. Trong khi đó bằng lái xe ô tô hạng C chỉ phù hợp với đối tượng lái xe tải trọng tải nặng, phục vụ mục đích kinh doanh, chủ yếu là vận chuyển hàng hóa.

3. So sánh bằng B2 và bằng C về thời hạn sử dụng

Về thời hạn sử dụng, cũng có sự khác biệt rõ rệt về bằng B2 và bằng C.

Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định bằng lái xe B2 có thời hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp. 

Thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe bằng C có thời hạn là 05 năm đã chỉ rõ tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, kể từ ngày cấp. Hết 5 năm, người điều khiển phương tiện ô tô phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe. 

Trường hợp bằng lái xe đã quá cũ, quá thời hạn hiệu lực sử dụng, hình thức xử phạt sẽ được áp dụng căn cứ vào Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn dưới 03 tháng;
  • Phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn từ 03 tháng trở lên.

Phân biệt bằng B2 và bằng C khác nhau như thế nào, mong muốn giúp người có nhu cầu đăng ký học thi bằng lái ô tô hiểu rõ hơn về những quy định về điều kiện tham gia, loại xe được áp dụng, từ đó có cho học viên có thể lựa chọn loại bằng lái phù hợp với nhu cầu của mình.

Xem các tin tức liên quan tại… …www.thilythuyetb2.com .