So sánh xe số sàn và xe số tự động

Khác biệt lớn nhất có thể nhìn thấy được đó là xe số sàn có thêm chân côn, còn xe số tự động thì không. Nói cách khác, xe số sàn có 3 pedals (3 chân để dậm) bao gồm chân ga, chân phanh (thắng), và chân côn nằm ngoài cùng bên trái. Xe số tự động chỉ có hai bàn đạp đó là ga và phanh.

Để giúp các bạn quyết định nên mua xe số sàn hay xe số tự động, dưới đây, trung tâm Thi Lý Thuyết B2 sẽ phân tích cho các bạn sự giống và khác nhau giữa hai loại xe này!

Xe số sàn và xe số tự động giống nhau ở điểm nào?

Dưới đây là những điểm giống nhau của xe số sàn và xe số tự động:

1. Cấu tạo và thiết kế của xe

Nếu chỉ nhìn xe từ bên ngoài bằng mắt thường thì cả hai loại xe này rất khó phân biệt. Người ta gọi xe số sàn và xe số tự động là để ám chỉ sự khác biệt về “hộp số” của hai loại xe này.

Điều này đồng nghĩa với việc ngoài sự khác biệt về hộp số, các bạn sẽ không thể tìm thấy nhiều sự đối lập giữa hai loại xe ô tô này về cả thiết kế bên ngoài, nội thất trong xe, cấu trúc khung xe…

2. Người lái xe

Người được phép lái cả hai loại xe này chỉ có thể là những người cầm GPLX hạng B2 trở lên (C,D,E …). Người cầm bằng lái xe hạng B1 số tự động sẽ không được quyền lái xe số sàn.

bang-lai-xe-hang-b1

Vì lái xe số sàn thường sẽ khó hơn, tốn nhiều thao tác hơn để vận hành xe, nên người cầm bằng lái xe số sàn sẽ được lái xe số tự động, còn người cầm bằng số tự động thì không thể lái xe số sàn. Các bạn có thể tham khảo bài viết của trung tâm mình để xem thêm về cách phân biệt bằng B1 và B2.

Điểm khác nhau giữa xe số sàn và số tự động

Chúng ta hãy cùng đi từ những điểm khác nhau bên ngoài rồi phân tích vào bên trong của hai loại hộp số này:

1. Thiết kế cần số

cần số xe số sàn

Xe số sàn

Số của xe số sàn được thiết kế thành hình chữ 2 chữ H dính liền. Bắt đầu từ số 1 ở góc bên dưới đến số 5 và số lùi R (Reverse) ở góc bên phải

cần số tự động

Xe số tự động

Xe tự động sẽ không có tận 5 số tiến trên cần số để người lái xe có thể lựa chọn, thay vào đó, chỉ có một số tiến D (Drive). Một số loại xe thể thao có thể bật chế độ sang số thủ công bằng lẫy trên vô lăng hoặc trên cần số.

2. Chân côn

Chân côn là chân C nằm ngoài cùng bên trái, tiếp theo là phanh và ga

Chân côn là pedal thứ ba (C) chỉ tồn tại ở xe số sàn. Chân côn nằm ở góc ngoài cùng bên trái, được sử dụng như một công cụ để chuyển số một cách thủ công.

Chân côn cũng là lý do khiến người lái xe số sàn phải sử dụng cả hai chân trong khi lái xe, còn người lái xe số tự động chỉ cần dùng chân phải cho cả ga và phanh.

3. Cách thức hoạt động của hộp số và thao tác chuyển số

Điểm khác biệt lớn nhất của hai loại xe nằm ở hộp số, về cách thức vận hành và thao tác điều khiển hộp số.

Hộp số được phát minh ra để ngăn chặn động cơ của xe bị hỏng và tự hoại sau một khoảng thời gian ngắn. Nếu không có hộp số, xe ô tô sẽ chuyển tỷ số truyền quá nhanh và ảnh hưởng đến độ ổn định của động cơ.

Cả hai loại hộp số đều giúp thay đổi tỷ số truyền, do đó thay đổi tốc độ của các bánh răng xoay cầu xe. Do đó, giúp ô tô tối ưu được tốc độ và công suất của động cơ. Nếu không được lắp đặt đúng cách, xe sẽ không đạt được tốc độ tối đa mà động cơ có thể đẩy.

Tuy cùng phục vụ chung mục đích, nhưng cách thức hoạt động của 2 hộp số lại rất khác nhau:

Hộp số tự động

cấu tạo bên trong hộp số tự động

Hộp số tự động được coi là hộp số phổ biến nhất hiện nay dù được phát minh sau số sàn. Xe được trang bị số tự động cũng có tỉ lệ sai sót thấp hơn xe số sàn, hay có thể nói là an toàn hơn cho người lái xe hàng ngày (không phải tay đua chuyên nghiệp).

Hộp số tự động đặc biệt hữu ích trong những khu đô thị, khi tài xế phải dừng đèn đỏ, thay đổi tốc độ liên tục. Nó giúp tài xế tiết kiệm không ít công sức cho các thao tác khi chuyển số thủ công.

Với hộp số tự động, người điều khiển phương tiện chỉ cần thay đổi lực của chân ga để thay đổi tốc độ, còn việc chuyển số đã được tự động hóa bởi hộp số.

Hộp số sàn

Cấu tạo hộp số sàn
Gearbox and clutch cross-section.

Hộp số sàn hay con gọi là hộp số thủ công yêu cầu người lái xe phải thực hiện nhiều tác vụ khá phức tạp để vận hành xe.

Để chuyển số khi đang lái xe số sàn tài xế phải:

  1. Nhả chân ga
  2. Sau đó đạp hết chân côn
  3. Rồi kéo cần số về vị trí tương ứng
  4. Nhả chân côn từ từ kết hợp đạp chân ga cùng lúc để di chuyển

Nếu như kết hợp nhả côn và đạp ga không mượt mà và uyển chuyển, xe sẽ bị giật và có thể chết máy. Đây cũng là công đoạn khó nhất cho các học viên thực hành lái xe ô tô hạng B2.

4. Làm chủ tốc độ

Xe thể thao Lamborghini với hộp số sàn

Cảm giác làm chủ được tốc độ và chiếc xe của mình là lý do xe số sàn vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay.

Bằng chứng là tại các giải đua xe trên thế giới nói chung như F1 và Việt Nam nói riêng như PVOIL Cup 2020, các tay đua đều sẽ sử dụng xe với bộ chuyển số thủ công.

Cụ thể, khi tăng tốc độ đột ngột, xe số sàn sẽ đem lại cảm giác vút lên vì số đã được chuyển lên trên. Trong khi xe số tự động sẽ lên số khi tốc độ của xe tăng lên. Điều này khiến cho người lái xe số tự động sẽ cảm thấy xe bị trì nếu tăng tốc độ lên nhanh khoảng 100 km/h tức thì.

Tuy nhiên, nếu chỉ di chuyển với tốc độ trong độ thị khoảng dưới 40 km/h, các bạn sẽ không thể nhận ra được sự khác biệt này.

5. Chi phí

Chi phí cho hai loại xe này sẽ chênh nhau khá nhiều. Các bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi đi học bằng lái xe để chọn loại bằng cho phù hợp vì giá tiền là yếu tố cực kì quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của các bạn.

Giá xe

Hiện nay, trên thị trường xe ô tô Việt Nam, có rất nhiều hãng xe ô tô cung cấp cả 2 phiên bản xe (Số sàn và số tự động) cho cùng một dòng sản phẩm như Toyota Vios, Kia Morning, Hyundai Grand i10…

Xe số tự động luôn có giá đắt hơn so với số sàn khoảng vài chục triệu đồng, thậm chí có những dòng xe chênh nhau cả trăm triệu.

Điển hình như dòng xe Hyundai Grand i10 sedan phiên bản số tự động có giá cao hơn hẳn 25 triệu VND so với phiên bản xe số sàn. Hay dòng xe Toyota Vios bản số tự động cũng đắt hơn 22 triệu VND so với bản số thủ công.

Chi phí bảo dưỡng

Người đàn ông sửa hộp số ô tô

Ô tô luôn đi cùng những chi phí bảo dưỡng cao ngất ngưởng bất kì là xe số sàn hay số tự động. Tuy vậy, chi phí bảo dưỡng 2 loại xe này có sự chênh lệch.

Xe có trang bị hộp số sàn thương ít phải bảo dưỡng thường xuyên. Khi hộp số của xe số sàn phát sinh vấn đề, việc sửa chữa, tìm phụ tùng xe để thay thế cũng đơn giản, dễ dàng và rẻ hơn so với hộp số tự động.

Số tiền chênh lệch trung bình cho mỗi lần bảo dưỡng rơi vào khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu đồng (tùy loại xe và vấn đề của hộp số).

Nên mua xe số sàn hay xe số tự động?

Nếu các bạn lái xe ở khu vực đô thị là chủ yếu với mục đích di chuyển đơn giản, hãy chọn xe số tự động.

Nếu các bạn là người đam mê tốc độ, thích lái xe thể thao năng động và muốn tiết kiệm chi phí thì hãy chọn xe số sàn.

Chúc các bạn chọn được mẫu xe ưng ý!

Người viết: Thúy Nguyên

Xem các tin tức liên quan tại… …www.thilythuyetb2.com .